BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
______________
Số: 17/2011/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
___________________________
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Quy định hồ sơ, thủ tục
thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng,
hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội
______________________
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật người cao tuổi;
Bộ Lao
động
-
Thương binh và Xã hội
quy định hồ sơ,
thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp
nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội như sau:
Chương I
HỒ SƠ, THỦ
TỤC THỰC HIỆN TRỢ CẤP XÃ HỘI HẰNG THÁNG
VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ
MAI TÁNG
Điều 1. Hồ
sơ thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng
1. Tờ khai thông
tin của người cao tuổi có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số
01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao chứng
minh thư nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
3. Biên bản của
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
4. Bản sao Quyết
định của cơ sở bảo trợ xã hội về việc chuyển người cao tuổi về gia đình hoặc
nhà xã hội đối với trường hợp người cao tuổi sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
được chuyển về địa phương.
Điều 2. Thủ tục
thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng
1. Để được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, người cao tuổi hoặc gia
đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi kê khai đầy đủ thông tin vào
Tờ khai thông tin của người cao tuổi và có bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc
bản sao sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư này
gửi Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).
2. Trong thời hạn
07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Tờ khai thông tin của người cao tuổi,
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ
sơ của người cao tuổi và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Uỷ
ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin
đại chúng trong địa bàn xã. Thời gian niêm yết là 03 ngày làm việc,t
hôn và bản sao chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng;, nếu không có ý
kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã
hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
xã văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét,
giải quyết.
Trường hợp có
khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng
xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết
luận cụ thể và công khai trước nhân dân.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề
nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách
nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) Quyết định trợ cấp xã hội
hằng tháng đối với người cao tuổi.
4. Trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định
trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
Điều 3. Thủ tục
quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng
1. Khi người cao
tuổi có thay đổi về hoàn cảnh dẫn đến thay đổi mức trợ cấp hằng tháng, Hội
đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra,
kết luận và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã văn bản gửi Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
2. Trong thời hạn
07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định,
trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Quyết định điều chỉnh mức trợ
cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
ký Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
Điều 4. Thủ tục
quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
1. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao
tuổi bị chết hoặc không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo
quy định của Luật người cao tuổi.
2. Thủ tục quyết
định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với trường hợp người cao tuổi đang
hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng bị chết thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông
tư này.
3. Thủ tục quyết
định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với trường hợp không còn đủ điều
kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thực hiện như sau:
a) Định kỳ hằng
tháng Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm rà soát danh
sách người cao tuổi đang nhận trợ cấp và nếu có trường hợp không còn đủ điều
kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì xác minh, thẩm tra, kết luận và
trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã văn bản gửi Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.
b) Trong thời hạn
07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của cấp xã, Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng
tháng đối với người cao tuổi.
c) Trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định
thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
4. Thời gian thôi
hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng của người cao tuổi từ tháng sau tháng Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Điều 5. Thủ tục
hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú
1. Khi người cao
tuổi đang nhận trợ cấp xã hội hằng tháng chuyển từ xã, phường, thị trấn này sang
xã, phường, thị trấn khác trong cùng cấp huyện thì Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định chi trả trợ cấp xã
hội hằng tháng từ nơi ở cũ sang nơi ở mới.
2. Khi người cao
tuổi đang nhận trợ cấp xã hội hằng tháng chuyển từ quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh sang quận, huyện, thị xã, thành phố khác trong cùng tỉnh, thành
phố thuộc trung ương thực hiện như sau:
a) Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
nơi người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng Quyết định thôi hưởng
trợ cấp và có giấy giới thiệu, kèm theo hồ sơ để người cao tuổi đến làm thủ tục
nhận trợ cấp xã hội hằng tháng tại nơi ở mới;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu và hồ
sơ hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng của người cao tuổi, Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện tại nơi ở mới của người cao tuổi tiếp nhận, xem xét hồ
sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
ra Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi theo mức của địa
phương mình.
3. Trường hợp người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng từ tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
thì thủ tục thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại nơi ở mới từ tháng tiếp theo
của tháng thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng ghi trong Quyết định thôi hưởng
trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi ở cũ của
người cao tuổi.
Điều 6. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi đủ
điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận chăm
sóc tại cộng đồng
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản, giấy tờ theo quy định tại Điều 1 Thông tư này;
b) Đơn của người nhận chăm sóc người cao tuổi có ý kiến đồng ý của người cao
tuổi hoặc người giám hộ người cao tuổi và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã có
đủ điều kiện chăm sóc người cao tuổi theo quy định tại Điều 7 Thông tư này theo
Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã.
2. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng đối với trường hợp người cao tuổi
đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận
chăm sóc tại cộng đồng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.
3. Thủ tục quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao
tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người
nhận chăm sóc theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 7. Điều
kiện đối với người nhận chăm sóc người cao tuổi
tại cộng đồng
Người
nhận chăm sóc người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ
xã hội phải đủ điều kiện
sau:
1.
Có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
3. Có sức khoẻ và
kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi;
4. Có chỗ ở ổn
định;
5. Không thuộc diện
hộ nghèo.
Điều 8. Hồ sơ, thủ
tục hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội
hằng tháng
1. Hồ sơ đề nghị
hỗ trợ chi phí mai táng gồm:
a) Đơn của gia
đình, cá nhân hoặc văn bản đề nghị của tổ chức thực hiện mai táng người cao
tuổi bị chết;
b) Bản sao giấy
chứng tử;
2. Thủ tục thực
hiện hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Gia đình, cá nhân, tổ chức thực hiện mai táng người cao tuổi làm hồ sơ
theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn
02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này,
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét và có văn bản gửi Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết;
c) Trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng
tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi;
d) Trong thời hạn
02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định
thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người
cao tuổi.
Chương II
HỒ SƠ, THỦ TỤC TIẾP NHẬN NGƯỜI CAO TUỔI VÀO NUÔI DƯỠNG,
CHĂM SÓC TRONG CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Điều 9. Hồ sơ, thủ
tục tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người cao
tuổi theo hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi thực hiện theo quy định tại
Điều 27, Điều 28 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính
phủ về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ
sở bảo trợ xã hội.
2. Hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp người cao tuổi thuộc diện được nuôi dưỡng
trong cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật người cao
tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này.
Điều 10. Hồ sơ tiếp
nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Đơn của người
cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ.
2. Sơ yếu lý lịch của người cao tuổi có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp
xã.
3. Biên bản kết
luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
4. Văn bản đề nghị
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo
trợ xã hội thuộc cấp huyện quản lý.
6. Văn bản đề
nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội đối với trường hợp đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc
cấp tỉnh quản lý.
7. Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
đối với trường hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp tỉnh quản lý.
8. Giấy tờ liên
quan khác (nếu có).
Điều 11.
Thủ tục tiếp nhận nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Để được tiếp
nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, người cao tuổi hoặc gia đình, người
thân, người giám hộ phải làm đơn, sơ yếu lý lịch của người cao tuổi theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này gửi Uỷ ban nhân dân cấp
xã.
2. Trong thời hạn
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và sơ yếu lý lịch của người cao tuổi,
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ
sơ của người cao tuổi và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Uỷ
ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin
đại chúng trong địa bàn xã. Thời gian niêm yết là 03 ngày làm việc,t
hôn và bản sao chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng;, nếu không có ý
kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt hoàn thiện hồ sơ
theo quy định và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã văn bản gửi
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Trường hợp có
khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng
xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận
cụ thể và công khai trước nhân dân.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp
xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm
định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Quyết định tiếp nhận
người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với trường hợp cơ sở bảo trợ xã hội
thuộc cấp huyện quản lý, hoặc văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản
lý.
Trường hợp không đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản về lý do không tiếp nhận
vào cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm ký Quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với trường
hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp huyện quản lý, hoặc ký văn bản
đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ
sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản lý.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của cấp huyện,
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và quyết định tiếp
nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội; trường hợp không tiếp nhận vào cơ sở bảo
trợ xã hội thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Điều 12. Đưa người
cao tuổi từ cơ sở
bảo trợ xã hội về sống tại gia đình, cộng đồng
1. Người cao tuổi đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có một trong các điều
kiện sau thì được đưa về sống tại gia đình, cộng đồng:
a) Người cao tuổi tự nguyện đề nghị được sống ở cộng đồng;
b) Có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
c) Không đủ điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội theo quy
định.
2. Thẩm quyền quyết định đưa người cao tuổi ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội thực
hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị
định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về quy định điều
kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Kinh phí
thực hiện chính sách bảo trợ xã hội
Kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8
năm 2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007
của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định
số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 14. Trách
nhiệm của các cơ quan
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Quản lý người cao tuổi trên địa bàn bằng sổ cái hoặc phần mềm vi
tính; theo dõi sự biến động người cao tuổi trên địa bàn để kịp thời bổ
sung hoặc đưa ra khỏi danh sách những trường hợp người cao tuổi không còn
đủ điều kiện hưởng chính sách bảo trợ xã hội;
c) Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng kịp thời, đúng đối
tượng và thanh quyết toán theo quy định;
d) Cập nhật danh sách người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
(nếu có biến động, bổ sung đối tượng mới hoặc giảm đối tượng do chết hoặc không
còn đủ điều kiện hưởng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định trợ cấp, thôi hưởng trợ cấp;
đ) Định kỳ báo cáo về tình hình thực hiện chính sách đối với người cao
tuổi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và gửi kèm theo Bảng số liệu về
tình hình thực hiện chính sách đối với người cao tuổi theo Mẫu số 03 ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và thực hiện công việc
sau:
a) Quản lý người cao tuổi trên địa bàn bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần
mềm vi tính;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát cấp xã trong việc xác định, quản
lý người cao tuổi; tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa
bàn;
c) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hằng tháng
của cấp xã, tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết
định;
d) Lập dự toán ngân sách chi trợ cấp, trợ giúp xã hội trình Uỷ ban
nhân dân cấp huyện và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện
hành;
đ) Định kỳ báo cáo về tình hình thực hiện chính sách đối với người cao
tuổi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 6 và 25 tháng
12 hàng năm và gửi kèm theo Bảng số liệu về tình hình thực hiện chính sách đối
với người cao tuổi theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với các sở, ban ngành liên quan thực hiện một số công việc sau:
a) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương xây dựng
mức
trợ cấp, trợ giúp cho người cao tuổi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định;
b) Quản lý người cao tuổi trên địa bàn;
c) Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát cấp huyện tổ chức quản lý, thực
hiện chính sách đối với người cao tuổi;
d) Lập dự toán và dự kiến phân bổ kinh phí bảo đảm xã hội đối với
cấp huyện và các đơn vị trên địa bàn, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
đ) Định kỳ báo cáo về tình hình thực hiện chính sách đối với người cao
tuổi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 6 và 31 tháng
12 hàng năm và gửi kèm theo Bảng số liệu về tình hình thực hiện chính sách đối
với người cao tuổi theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2011.
2. Thời gian tính hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi từ đủ
80 tuổi quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật người cao tuổi như sau:
a) Trường hợp người đủ 80 tuổi từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 trở về trước, thì
được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011;
b) Các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này, thì được
hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi.
3. Thông tư số
36/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26
tháng 3 năm 2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của
Chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh người cao tuổi hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
4. Những quy định về hồ sơ, thủ tục thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với
người cao tuổi tại Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH - BTC ngày 18
tháng 8 năm 2010 của Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4
năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và
Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hết hiệu lực thi
hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
5.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban
Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn
phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- VP
Quốc hội,
- VP
Chủ tịch nước;
- VP
Chính phủ;
-
Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
-
Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Toà
án nhân dân tối cao;
-
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
- Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ
quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở
LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục
Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
-
Công báo;
-
Website Chính phủ, Website Bộ LĐTBXH;
- Các
đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Lưu
VT, Cục BTXH. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Nguyễn Trọng Đàm |