LIÊN TỊCH
LIÊN TỊCH
BỘ TÀI CHÍNH- BỘ
NỘI VỤ
––––––
Số: 50/2005/TTLT/
BTC- BNV |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc
––––––––––
Hà Nội, ngày 15
tháng 6 năm 2005 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ
cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh
vực kế toán nhà nước
_____
Thi hành Điều 45,
46, 47, 48, 49 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế
toán nhà nước, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ vụ cơ quan liên quan, Liên bộ
Bộ Tài chính- Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi
miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị
kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước, như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng Thông tư này gồm các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực
kế toán nhà nước phải thực hiện các công việc kế toán theo quy định tại Điều 2
Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước (gọi
tắt là đơn vị kế toán), như sau:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN,
gồm:
1.1. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chi NSNN các cấp;
1.2. Văn phòng Quốc hội;
1.3. Văn phòng Chủ tịch nước;
1.4. Văn phòng Chính phủ;
1.5. Toà án nhân dân các cấp;
1.6. Viện Kiểm
sát nhân dân các cấp;
1.7. Đơn vị vũ
trang nhân dân, kể cả Toà án quân sự và Viện Kiểm sát quân sự;
1.8. Đơn vị quản
lý quỹ dự trữ của Nhà nước, quỹ dự trữ của các ngành, các cấp(sau đây gọi tắt là
đơn vị dự trữ của Nhà nước); quỹ tài chính khác của Nhà nước;
1.9. Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp kể cả các đơn vị kế
toán cấp II, III trực thuộc Hội đồng nhân dân các cấp; Uỷ ban nhân dân các cấp
kể cả các đơn vị kế toán cấp II, III trực thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp;
1.10. Tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí NSNN;
1.11. Đơn vị sự
nghiệp được NSNN đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí;
1.12. Tổ chức
quản lý tài sản quốc gia;
1.13. Ban Quản lý
dự án đầu tư có nguồn kinh phí NSNN;
1.14. Các Hội,
Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ chức khác được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí
hoạt động.
2. Đơn vị
sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN, gồm:
2.1. Đơn vị sự
nghiệp tự cân đối thu- chi;
2.2. Đơn vị sự
nghiệp ngoài công lập;
2.3. Tổ chức phi
chính phủ;
2.4. Hội, Liên
hiệp, Tổng hội tự cân đối thu- chi;
2.5. Tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự thu, tự chi;
2.6. Tổ chức khác
không sử dụng kinh phí NSNN.
II- BỐ TRÍ
NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG, NGƯỜI PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN HOẶC THUÊ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN
TRƯỞNG
1. Đơn vị
kế toán: Đơn vị kế toán là các đối tượng quy định ở phần I của Thông tư
này có thực hiện công việc kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định của Luật
Kế toán.
2. Bố trí
người làm kế toán trưởng
Các đơn vị kế
toán phải bố trí người làm kế toán trưởng, gồm:
2.1. Các đơn vị
kế toán quy định tại phần I của Thông tư này trừ các đơn vị kế toán có khối
lượng công việc kế toán không lớn theo quy định của Bộ quản lý chỉ bố trí
một người làm kế toán hoặc người làm kế toán kiêm nhiệm quy định tại điểm 3.2
mục 3 phần II của Thông tư này.
2.2. Các đơn vị
thu, chi ngân sách nhà nước thực hiện công tác kế toán ngân sách các cấp.
2.3. Đơn vị sự
nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị dự trữ của Nhà nước, các quỹ
tài chính khác của Nhà nước, tổ chức công tác kế toán theo cấp dự toán được xác
định là đơn vị kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định số
128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, gồm:
a/ Đơn vị kế toán
cấp I;
b/ Đơn vị kế toán
cấp II;
c/ Đơn vị kế toán
cấp III.
2.4. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có tổ chức đơn vị kế toán cấp I, cấp
II và cấp III, các Sở quản lý ngành ở địa phương có tổ chức đơn vị kế toán cấp
I, cấp II và cấp III tổ chức công tác kế toán như một đơn vị kế toán.
Riêng đối với các
đơn vị quốc phòng, an ninh, cơ yếu, việc bố trí người làm kế toán trưởng do Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu của Chính phủ quy định sau khi thoả thuận với
Bộ Tài chính.
3.
Bố trí người làm phụ trách kế toán
Các đơn vị kế
toán được bố trí người làm phụ trách kế toán.
3.1. Các đơn vị
kế toán quy định tại mục 2 phần II của Thông tư này nếu khuyết người làm kế toán
trưởng thì Thủ trưởng đơn vị kế toán phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng.
Trường hợp chưa có người đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại phần III của
Thông tư này để bố trí làm kế toán trưởng thì được phép bố trí người làm phụ
trách kế toán. Chỉ được bố trí người làm phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa
giữ chức là một năm tài chính, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng.
Trường hợp sau một năm b� trí người làm phụ trách kế toán mà người phụ trách kế
toán đó vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bố trí làm kế toán trưởng thì
phải tìm người khác đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bố trí làm kế toán trưởng hoặc
thuê người làm kế toán trưởng. Riêng đối với các đơn vị kế toán thuộc vùng sâu
vùng xa theo qui định của pháp luật thì có thể kéo dài thời gian phụ trách kế
toán nhưng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp
3.2. Các đơn vị có
khối lượng công việc kế toán không lớn theo quy định của Bộ quản lý trừ các đơn
vị thu, chi NSNN các cấp quy định tại điểm 2.2 mục 2 phần II của Thông tư này
chỉ bố trí một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm được phép
bố trí người làm phụ trách kế toán. Người được bố trí làm phụ trách kế toán
trong trường hợp này không bị hạn chế về thời gian làm phụ trách kế toán.
3.3. Các đơn vị kế toán cấp III có tổ chức bộ phận kế toán trực thuộc mà Thủ
trưởng đơn vị kế toán cấp trên đơn vị kế toán cấp III quyết định thì bộ phận kế
toán trực thuộc cũng được phép bố trí người làm phụ trách kế toán.
4. Thuê người làm kế toán trưởng
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN được thuê doanh nghiệp
dịch vụ kế toán hoặc người có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán
trưởng. Đơn vị sự nghiệp có sử dụng kinh phí NSNN có thể thuê người làm kế toán
trưởng và do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán đó quyết định.
5. Quan hệ giữa kế toán trưởng, người phụ trách kế toán với trưởng phòng, phó
phòng kế toán
5.1. Những đơn vị kế toán đã bổ nhiệm người làm kế toán trưởng hoặc cử người phụ
trách kế toán thì không bổ nhiệm Trưởng phòng hoặc Trưởng ban kế toán. Kế toán
trưởng hoặc người phụ trách kế toán sẽ đồng thời thực hiện các chức năng nhiệm
vụ quy định cho Trưởng phòng, Trưởng ban kế toán.
5.2. Ở những đơn vị kế toán mà công tác kế hoạch, tài chính và thống kê không
tách thành một bộ phận riêng biệt thì kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế
toán đảm nhiệm cả việc tổ chức chỉ đạo công tác kế hoạch, tài chính và thống kê.
5.3. Đối với các đơn vị có khối lượng công việc kế toán lớn có thể bổ nhiệm chức
danh kế toán trưởng đồng thời bổ nhiệm Phó phòng (hoặc Phó ban) kế toán. Phó
phòng (hoặc Phó ban) kế toán là người giúp việc cho kế toán trưởng thực hiện
nhiệm vụ được giao.
III- TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH
KẾ TOÁN HOẶC ĐỂ ĐƯỢC THUÊ LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG
1. Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng
1.1. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng:
a- Về đạo đức phẩm chất
Đạt tiêu chuẩn về phẩm
chất đạo đức qui định đối với cán bộ công chức hoặc viên chức.
- Có phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu
tranh bảo vệ chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước.
b- Về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
- Đối với
đơn vị kế toán quy định tại điểm 1.1 mục 1 Phần I ở đơn vị cấp ngân sách cấp
trung ương và đơn vị ngân sách cấp tỉnh, kế toán trưởng phải có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên; ở đơn vị cấp ngân
sách khác kế toán trưởng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vụ kế toán từ
bậc trung cấp trở lên;
- Đối với các đơn
vị kế toán còn lại ở đơn vị cấp Trung ương và đơn vị cấp tỉnh, kế toán trưởng
phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên;
đơn vị kế toán ở cấp khác phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ
bậc trung cấp trở lên.
c- Về thời
gian công tác thực tế làm kế toán
- Đối với chức
danh kế toán trưởng yêu cầu từ trình độ đại học trở lên thì thời gian công tác
thực tế về kế toàn ít nhấ là 2 năm
-Đối với chức danh
kế toán trưởng yêu cầu trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ bậc trung cấp hoặc
trình độ cao đẳng thì thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm.
1.2. Điều
kiện để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng:
a- Có đủ tiêu chuẩn quy
định tại điểm 1.1 mục 1 phần III của Thông tư này;
b- Có Chứng chỉ bồi dưỡng
kế toán trưởng theo qui định tại Quy chế về tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ
kế toán trưởng ban hành theo Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC ngày 26/4/2004 hoặc
Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp trước ngày 26/4/2004 theo quy định
tại Quyết định số 159 TC/CĐKT ngày 15/9/1989 và Quyết định số 769 TC/QĐ/TCCB
ngày 23/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c- Không thuộc các đối
tượng những người không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán
Người được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán phải có đủ các tiêu chuẩn quy định về
đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ quy định cho kế toán trưởng
nhưng chưa có đủ tiêu chuẩn về thời gian công tác thực tế về kế toán hoặc chưa
có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng quy định tại tiết b điểm 1.2 mục 1 phần
III của Thông tư này.
3. Tiêu chuẩn và điều kiện của người được thuê làm kế toán trưởng
3.1. Có Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại Điều 57 của Luật Kế
toánhoặc Chứng chỉ kiểm toán viên quy định tại Điều 13 của Nghị định số
105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán viên độc lập;
3.2. Có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng như quy định tại tiết b điểm 1.2 mục
1 phần III của Thông tư này;
3.3. Có đăng ký kinh
doanh dịch vụ kế toán, có đăng ký hành nghề kế toỏn hoặc đăng ký hành nghề kiểm
toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán;
3.4. Không thuộc các đối tượng những người không được làm kế toán quy định tại
Điều 51 của Luật Kế toán.
4. Trường hợp đơn vị có khối lượng công việc kế toán không lớn, thì
kế toán trưởng đơn vị cấp trên có thể được bổ nhiệm làm kế toán trưởng kiêm
nhiệm đơn vị kế toán cấp dưới, người đó phải đủ tiêu chuẩn và điều kiện qui định
cho kế toán trưởng đơn vị kế toán cấp trên.
IV- THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BÃI MIỄN, THAY THẾ KẾ TOÁN TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN; THUÊ
VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG VỚI NGƯỜI ĐƯỢC THUÊ LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG
1. Thủ tục vµ thêi h¹n bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán
1.1. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách trung ương phải lập hồ sơ
đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm; các đơn
vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách địa phương do cấp nào bổ nhiệm Phó
Thủ trưởng đơn vị thì cấp đó bổ nhiệm kế toán trưởng, hoặc phụ trách kế toán;
1.2. Đơn vị sự nghiệp do cơ quan Nhà nước thành lập tự cân đối thu- chi, tổ chức
có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị dự trữ của Nhà nước, các quỹ tài
chính khác của Nhà nước, tổ chức bộ máy kế toán theo các cấp dự toán (đơn vị kế
toán cấp I, đơn vị kế toán cấp II, đơn vị kế toán cấp III) việc bổ nhiệm hoặc
giao nhiệm vụ kế toán trưởnghoặc phụ trách kế toán, như sau:
a/ Đơn vị kế toán cấp I thuộc trung ương, đơn vị sự nghiệp do cơ quan Nhà nước
thành lập tự cân đối thu - chi thuộc trung ương lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm kế
toán trưởng, phụ trách kế toán trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ;
b/ Đơn vị kế toán cấp I thuộc địa phương lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm kế toán
trưởng, phụ trách kế toán trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp đó bổ nhiệm hoặc
giao nhiệm vụ;
c/ Đơn vị kế toán cấp II, III lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ
trách kế toán trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ trưởng đơn vị để bổ nhiệm
hoặc giao nhiệm vụ;.
1.3. Các đơn vị kế toán do Hội đồng nhân dân các cấp quản lý việc bổ nhiệm kế
toán trưởng hoặc phụ trách kế toán do Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp quyết
định.
1.4. Các đơn vị kế toán khác, kế toán trưởng, phụ trách kế toán do Thủ trưởng
đơn vị kế toán đó bổ nhiệm.
1.5.Về thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán không bị hạn chế
về thời gian. Riêng các đơn vị kế toán qui định tại điểm 1.1, 1.2 mục 1 phần IV
nêu trên là 5 năm. Thủ tục bổ nhiệm lại thực hiện như thủ tục bổ nhiệm lại qui
định cho lãnh đạo đơn vị.
2. Thủ tục ký hợp đồng thuê người làm kế toán trưởng
2.1. Các đơn vị kế toán quy định tại mục 4 phần II của Thông tư này thuê người
làm kế toán trưởng là cá nhân hành nghề kế toán hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế
toán phải ký hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Trước khi ký hợp
đồng thuê làm kế toán trưởng, đơn vị kế toán đi thuê phải lập hồ sơ trình cấp có
thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng quy định tại mục 1 phần IV của Thông tư này
chấp thuận; trường hợp đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập việc thuê người
làm kế toán trưởng không phải ký hợp đồng làm việc mà chỉ ký hợp đồng lao động
trong đó có qui định các điều khoản liên quan đến việc thuê làm kế toán trưởng
tại đơn vị theo qui định của pháp luật
2.2. Chi phí thuê làm kế toán trưởng theo thoả thuận trong hợp đồng thuê người
làm kế toán trưởng.
3. Thủ tục bãi miễn, thay thế kế toán trưởng, phụ trách kế toán, chấm dứt hợp
đồng với người được thuê làm kế toán trưởng
3.1. Cấp nào bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán thì cấp đó có quyền bãi
miễn, thay thế kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Trình tự, thủ tục bãi miễn,
thay thế kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện theo trình tự, thủ tục bổ
nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
3.2. Người được thuê làm kế toán trưởng nếu vi phạm các quy định trong hợp đồng
thì bị chấm dứt hợp đồng thuê làm kế toán trưởng. Thủ tục chấm dứt hợp đồng thuê
người làm kế toán trưởng thực hiện như thủ tục ký hợp đồng thuê làm kế toán
trưởng với cá nhân trực tiếp được thuê hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm
toán được thuế.
V- PHỤ CẤP KẾ TOÁN TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
1. Kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại mục 1 phần I, điểm 2.1 mục
2 phần I của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp chức vụ tính bằng mức phụ
cấp chức vụ của Trưởng phòng (Trưởng ban) của đơn vị, cộng thêm phụ cấp trách
nhiệm công việc ở mức 1 hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu chung theo quy định
tại tiết d 2 điểm d mục 7 Điều 6, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004
của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị B là viên chức thuộc biên chế Viện nghiên cứu thức ăn gia
súc thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc giang. Chị B xếp loại
viên chức loại A2 hệ số lương (mới) bậc 1: 4,40. Ngày 1/4/2005 chị B được bổ
nhiệm là Kế toán trưởng của Viện, mức phụ cấp Trưởng phòng hệ số 0,5. Việc tính
phụ cấp kế toán trưởng cho chị B được tính như sau:
Phụ cấp kế toán trưởng: 0,5 + 0,1 = 0,6
Lương chị B được hưởng: 290 000 đ x (4,4 + 0,6) = 1450 000đ
2. Phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán quy định tại mục 1 phần I, điểm 2.1
mục 2 phần I của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng
(Trưởng ban) của đơn vị.
3. Kế toán trưởng và phụ trách kế toán các đơn vị còn lại căn cứ vào mức phụ cấp
kế toán trưởng, mức phụ cấp phụ trách kế toán quy định tại mục 1, 2 phần V của
Thông tư này để vận dụng phù hợp với hoạt động của đơn vị.
4. Trường hợp một người vừa được bổ nhiệm làm kế toán trưởng đơn vị kế toán cấp
trên, vừa làm kế toán trưởng đơn vị kế toán cấp dưới (cấp II, III) thì được
hưởng mức phụ cấp quy định cho kế toán trưởng đơn vị kế toán cấp trên.
VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị kế toán có trách nhiệm:
1.1. Phải bổ nhiệm hoặc cử người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị theo quy định tại Nghị định số 128/2004/NĐ-CP
và hướng dẫn tại Thông tư này;
1.2. Thực hiện các quy định về thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế kế toán
trưởng, phụ trách kế toán hoặc các qui định về thuê làm kế toán trưởng theo quy
định của Thông tư này;
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm:
2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện việc
bố trí, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế, xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ
trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng theo quy định của Nhà nước và
hướng dẫn của Thông tư này.
2.2. Phối hợp với các Học viện, Trường đại học và cao đẳng có chuyên ngành đào
tạo tài chính, kế toán, kiểm toán, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam tổ chức các
lớp bồi dưỡng kế toán trưởng để bổ nhiệm người làm kế toán trưởng đúng tiêu
chuẩn và điều kiện theo qui định của Thông tư này.
2.3. Đối với các đơn vị kế toán hiện đang có Trưởng phòng hoặc Trưởng ban kế
toán thì xem xét lại, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì bổ nhiệm ngay làm kế toán
trưởng, nếu thiếu điều kiện thì chuyển thành người phụ trách kế toán.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
3.1. Chủ trì nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ
nhiệm, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng, phụ trách kế toán, thuê người làm kế
toán trưởng theo quy định của Luật Kế toán, Nghị định 128/2004/NĐ-CP và Thông tư
này.
3.2. Phối hợp với Bộ Nội vụ kiểm tra việc thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay
thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán, thuê làm kế toán trưởng
trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực kế toán nhà nước theo quy định
của Thông tư này.
VII- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Căn cứ vào nội dung qui định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế và
xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán, thuê người làm kế toán trưởng theo
đúng qui định của Nhà nước.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Chế độ phụ cấp
kế toán trưởng, phụ trách kế toán qui định tại Thông tư này tính hưởng từ ngày
01/10/2004.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các Bộ, ngành, địa phương,
đơn vị phản ánh kịp thời về Liên bộ Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải
quyết .
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
(Đã
ký)
Nguyễn Trọng Điều |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
(Đã
ký)
Trần Văn Tá |
Nơi gửi:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát ND tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp )
- Công báo;
- Sở Tài chính, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Lưu: VP, Vụ CĐKT (Bộ Tài chính), VP, Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ)
|
|