Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (dự thảo lần 2)
(04-03-2025)
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (dự thảo lần 2). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Xem toàn văn
Các file đính kèm
-
-
-
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Nguyễn Kiên Cường - 14/03/2025 09:37 Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào Xem chi tiếtNội dung góp ý: Kính gửi Chỉnh phủ,
Tôi có góp ý như sau về quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tại điểm a khoản 2 điều 10 dự thảo Nghị định
Điểm a khoản 2 điều 10 dự thảo
quy định “Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ thanh toán qua
ngân hàng chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của
bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh
toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh
chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện
tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên
mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ
doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên
chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán)”
Đề xuất bỏ nội dung “chứng từ thanh toán qua ngân hàng chứng minh
việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với
quy định của pháp luật hiện hành”. Ngoài ra, việc thanh toán không dùng tiền mặt
đề nghị quy định dẫn chiếu theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
Lý do:
Thứ 1: Điểm b khoản 2 điều 14 Luật
thuế giá trị gia tăng quy định “Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối
với hàng hóa, dịch vụ mua vào”. Như vậy, Luật thuế GTGT quy định điều kiện khấu
trừ thuế giá trị gia tăng là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, Luật
không quy định phải là chứng từ thanh toán qua ngân hàng từ tài khoản của bên
mua sang tài khoản của bên bán.
Thứ 2: Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã
quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó thanh toán không dùng tiền
mặt bao gồm cả Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Thứ 3: Bản án phúc thẩm của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh số 1193/2024/HC-PT xét xử khiếu kiện
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế không chấp nhận kháng
cáo của Cục trưởng cục thuế. Trong đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận cho
doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo Luật thuế GTGT và nghị định
101/2012/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, không nhất thiết phải
có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản bên mua sang tài khoản bên bán theo hướng
dẫn của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Thu gọn
|
Đỗ Ngọc Hiển - 07/03/2025 07:33 Góp ý dự thảo nghị định thực hiện luật thuế GTGT 2024 Xem chi tiếtNội dung góp ý: Đề xuất điều 10: Điều 10. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Mục 2: "Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng" từ mức 05 triệu đồng thành 03 triệu đồng.
Thu gọn
|
Nguyễn Xuyên - 06/03/2025 17:48 Về thuế suất mặt hàng thủy sản Xem chi tiếtNội dung góp ý: Kính gửi Bộ Tài Chính! Tôi xin góp ý về thuế suất mặt hàng thủy sản ở Khoản 1 Điều 3:
-Cần làm rõ câu "Sản phẩm .... thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất", tổ chức tự sản xuất được hiểu như thế nào: là doanh nghiệp/hợp tác xã đó tự nuôi trồng (thả con giống, thu hoạch)? hay doanh nghiệp/hộ kinh doanh mua của nông dân đem về tự sơ chế?
-Cần xem xét cụm từ "bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh)" trong sơ chê thủy sản, bởi vì giữa các Cục Thuế tỉnh hiện nay đang hướng dẫn rất khác nhau về việc đông lạnh để xác định "sơ chế thủy sản" và "chế biến thủy sản". Cùng 1 mặt hàng thủy sản đông lạnh mua bán giữa các doanh nghiệp có nhà máy thủy sản thì khi bỏ vào máy cấp đông và đưa vào kho bảo quản lạnh thì kho lạnh đều được thiết kế -18 độ C đến âm 22 độ C, các dòng tủ lạnh cao cấp của quán ăn/hộ kinh doanh nhỏ lẻ sử dụng hiện nay cũng có chế độ cấp đông nhanh đến -18 độ C. Nhưng Cục thuế Cà Mau thì hướng dẫn đông -18 độ C là thủy sản chế biến phải nộp thuế 10%, Cục thuế Kiên Giang thì nói 5%. Doanh nghiệp thậm chí tạm ngừng kinh doanh những mặt hàng có tranh chấp thuế suất chờ hướng dẫn. Vì vậy đề nghị phải có 1 danh mục công khai minh bạch kịp thời để tra cứu rõ ràng Hoặc quy định rõ cho phép bên mua được khấu trừ, hoàn thuế thuế GTGT theo mức thuế suất GTGT cao mà bên bán đã xuất hóa đơn, chỉ cần bên bán không nợ thuế GTGT.
- Cần nói rõ việc áp dụng thuế suất GTGT có bắt buộc phải thống nhất giữa các sắc thuế khác nhau hay không? VD: Mặt hàng thủy sản bên thuế TNDN thì hướng dẫn là mặt hàng chế biến thủy sản được nộp thuế TNDN theo ưu đãi, còn bên thuế GTGT thì cũng mặt hàng đó nhưng nói là "sơ chế" nộp 5%.
-Dự thảo có nêu "Bộ Nông nghiệp và Môi trường có
trách nhiệm căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm ... thủy sản nuôi trồng, đánh bắt để xác định là sản phẩm chưa chế biến thành
các sản phẩm khác". Vậy cần quy định rõ thời hạn trả lời, doanh nghiệp trình câu hỏi cho cơ quan nào thì sẽ có được câu trả lời của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Thu gọn
|
Lê Đức Huy - 05/03/2025 08:59 Hạn mức thanh toán không dùng tiền mặt Xem chi tiếtNội dung góp ý: Tại Điểm b, khoản 2, Điều 14, Luật Thuế giá trị gia tăng quy định không có mức giới hạn cho thanh toán không dùng tiền mặt:
"...b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ;..."
Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định lại quy định về mức 5tr không sử dụng tiền mặt, như vậy nội dung dự thảo Nghị định có gì mâu thuẫn với Luật Thuế GTGT không?
Thu gọn
|
| |
|
|