Cổng thông tin điện tử Chính phủ
English
中文
  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Công dân
  • Doanh nghiệp
  • Kiều bào
  • Báo điện tử chính phủ
  • Văn phòng chính phủ
Nước CHXHCN
Việt Nam
Giới thiệu
Chính phủ
Thư điện tử
công vụ Chính phủ
Hà Nội 22° - 23° icon
  • Lai Châu 19° - 20° icon
  • Điện Biên 21° - 22° icon
  • Sơn La 19° - 20° icon
  • Hòa Bình 22° - 23° icon
  • Lào Cai 22° - 23° icon
  • Yên Bái 22° - 23° icon
  • Hà Giang 20° - 21° icon
  • Tuyên Quang 22° - 23° icon
  • Bắc cạn 24° - 25° icon
  • Thái Nguyên 24° - 25° icon
  • Phú Thọ 22° - 23° icon
  • Vĩnh Phúc 23° - 24° icon
  • Cao Bằng 19° - 20° icon
  • Lạng Sơn 20° - 21° icon
  • Quảng Ninh 23° - 24° icon
  • Bắc Giang 22° - 23° icon
  • Bắc Ninh 23° - 24° icon
  • Hải Phòng 22° - 23° icon
  • Hà Nội 22° - 23° icon
  • Hải Dương 23° - 24° icon
  • Hưng Yên 22° - 23° icon
  • Nam Định 22° - 23° icon
  • Hà Nam 23° - 24° icon
  • Ninh Bình 23° - 24° icon
  • Thái Bình 22° - 23° icon
  • Thanh Hóa 22° - 23° icon
  • Nghệ An 24° - 25° icon
  • Hà Tĩnh 24° - 25° icon
  • Quảng Bình 26° - 27° icon
  • Quảng Trị 26° - 27° icon
  • Huế 24° - 25° icon
  • Đà Nẵng 25° - 26° icon
  • Quảng Nam 25° - 26° icon
  • Quảng Ngãi 26° - 27° icon
  • Bình Định 28° - 29° icon
  • Phú Yên 28° - 29° icon
  • Khánh Hòa 28° - 29° icon
  • Ninh Thuận 27° - 28° icon
  • Bình Thuận 27° - 28° icon
  • Kon Tum 24° - 25° icon
  • Gia Lai 23° - 24° icon
  • Đắc Lăk 24° - 25° icon
  • Đắc Nông 23° - 24° icon
  • Lâm Đồng 19° - 20° icon
  • Bình Phước 24° - 25° icon
  • Tây Ninh 25° - 26° icon
  • Đồng Nai 25° - 26° icon
  • Bình Dương 25° - 26° icon
  • Hồ Chí Minh 25° - 26° icon
  • BR-Vũng Tàu 26° - 27° icon
  • Long An 25° - 26° icon
  • Tiền Giang 25° - 26° icon
  • Vĩnh Long 26° - 27° icon
  • Bến tre 26° - 27° icon
  • Đồng Tháp 25° - 26° icon
  • Trà Vinh 26° - 27° icon
  • An Giang 26° - 27° icon
  • Cần Thơ 26° - 27° icon
  • Hậu Giang 26° - 27° icon
  • Sóc Trăng 27° - 28° icon
  • Kiên Giang 28° - 29° icon
  • Bạc Liêu 27° - 28° icon
  • Cà Mau 27° - 28° icon

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc

SEA Games 31 - Việt Nam 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế: Những việc cần làm ngay

Giải ngân vốn đầu tư công

Chuyển đổi số

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

  • Trang chủ
  • Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo VBQPPL
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

(20-10-2023)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Xem toàn văn
Các file đính kèm
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Nguyễn Anh Tuấn - 04/11/2023 11:56
Góp ý về đất lúa 02 vụ
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

Đồng ý cần có quy định cận dưới đối với đất lúa 02 vụ phải thực hiện các thủ tục môi trường

Tuy nhiên, về thẩm quyền dưới 50 ha đất trồng lúa 2 vụ thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh cần xem xét. Vì hiện nay, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, đất trồng lúa 2 vụ đã được Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) xác định là yếu tố nhạy cảm, cần phải được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng khi triển khai các dự án.

Hiện nay việc chuyển đổi đất trồng lúa được chia nhỏ thành các dự án cụm công nghiệp, các cụm công nghiệp này nếu không được đánh giá kỹ lưỡng sẽ gây ô nhiễm môi trường khi đi vào hoạt động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc kỹ lưỡng việc phân định thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp giấy phép môi trường đối với các dự án có chuyển đổi đất trồng lúa 2 vụ. Đề xuất điều chỉnh: 3-10 ha đất trồng lúa 2 vụ là của địa phương; từ 10 ha đất trồng lúa 2 vụ trở lên là thẩm quyền của Trung ương.
Thu gọn
Nguyễn Minh Đức - 04/11/2023 10:44
Góp ý kiến một số nội dung Phụ lục II
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

1. Đối với số thứ tự 1 mức I, phụ lục II:

Sản xuất thủy tinh (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO): Trường hợp sản xuất thủy tinh sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO nhưng có công đoạn tinh chế cát silic mà không sử dụng silic tinh khiết (ngành sản xuất kính siêu trắng) sử dụng nhiều loại hóa chất để tinh chế silic thì sẽ bỏ lọt loại hình sản xuất thủy tinh có nguy cơ gây ô nhiễm. Do vậy nên sửa thành “Sản xuất thủy tinh (có sử dụng thủy tinh phế liệu, có công đoạn làm sạch thủy tinh, tinh chế silic, có sử dụng nhiên liệu hóa thạch (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO)”

2. Đối với số thứ tự 5 - mức I, phụ lục II:

Đối với tiêu chí “Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi)”: Đề nghị xem xét, điều chỉnh thành “Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi, sản xuất sợi sử dụng hóa chất độc hại, hóa chất nguy hiểm)” vì thực tế hiện nay có công nghệ sản xuất sợi không có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi nhưng lại sử dụng rất nhiều hóa chất độc hại, nguy hiểm ví dụ như công nghệ UHMWPE (Ultra Hing Moleccular Weight Polyethylene).

3. Đối với số thứ tự 17 - mức III, phụ lục II:

a) Đối với tiêu chí “Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và thiết bị quang học (có một trong các công đoạn: mạ, sơn phủ, làm sạch bằng hóa chất, sản xuất linh kiện)”.

- Đề nghị làm rõ như thế nào được gọi là “sản xuất linh kiện” vì trong giấy chứng nhận đầu tư của các dự án sản xuất thiết bị điện tử hiện nay đều ghi là sản xuất, nếu khái niệm “sản xuất linh kiện” không được quy định rõ thì tất cả các dự án sản xuất sản phẩm điện tử đều có thể được coi là sản xuất linh kiện điện tử và đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

- Trong quá trình sản xuất vỏ máy tính bảng, vỏ điện thoại và các thiết bị điện tử để tạo ra các sản phẩm khác nhau có thể sử dụng các phương pháp sơn phủ (sử dụng sơn nước pha trong dung môi hữu cơ để phun trực tiếp lên vật cần sơn hoặc sử dụng công nghệ sơn bột tĩnh điện) hoặc sử dụng phương pháp điện hóa (Anodizing) như: Phương pháp nhuộm màu điện phân (Electrolytic coloring), phương pháp nhúng màu (Dip coloring), phương pháp nhuộm màu giao thoa (Interference coloring), phương pháp nhuộm màu tích hợp (Integral coloring), phương pháp nhuộm màu điện phân (Electrolytic coloring). Đây là hoạt động sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phát sinh nước thải và khí thải có thành phần phức tạp với mức độ ô nhiễm cao. Do vậy đề nghị xem xét bổ sung thêm tiêu chí “nhuộm màu điện hóa (anodizing)”.

- Ngoài ra, trong các công đoạn sản xuất các linh kiện điện tử, công đoạn ép nhựa có gia nhiệt và điểm keo sử dụng nhiều loại keo có tính độc hại hoặc ít độc hại phát sinh mùi khó chịu, ảnh hưởng tới môi trường không khí và sức khỏe người lao động, cần đặc biệt lưu ý kiểm soát, do đó, đề nghị xem xét bổ sung thêm tiêu chí “ép nhựa có gia nhiệt” và “điểm keo”.

Do vậy, đối với tiêu chí tại mục này đề nghị nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa như sau: “Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và thiết bị quang học (có một trong các công đoạn: mạ, sơn phủ hoặc nhuộm màu điện hóa (anodizing), làm sạch bằng hóa chất, điểm keo, ép nhựa có gia nhiệt).

- Bên cạnh đó, đối với công suất tại mục này: Cần xem xét lại sự phù hợp về công suất áp đối với từng mức công suất lớn, công suất trung bình và công suất nhỏ được đề xuất điều chỉnh vì lý do sau:

+ Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định: công suất lớn “Từ 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên”; công suất trung bình: “Dưới 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm”; công suất nhỏ: Không quy định.

+ Nghị định sửa đổi điều chỉnh quy mô công suất lớn từ 1.000.000 sản phẩm/năm lên thành 7.000.000 sản phẩm/năm và 1.000 tấn sản phẩm/năm thành 7.000 tấn/năm; công suất trung bình: Từ 700.000 sản phẩm/năm đến dưới 7.000.000 sản phẩm/năm (đối với linh kiện điện tử) và từ 700 tấn sản phẩm/năm đến dưới 7.000 tấn sản phẩm/năm (đối với thiết bị điện),…

Mức đề xuất nâng nêu trên là quá cao vì trên thực tế đây là loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được quy định từ năm 2019 theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. Loại hình này phát sinh lượng lớn khí thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí nên cần thiết phải áp dụng đầy đủ các công cụ quản lý từ ĐTM đến Giấy phép môi trường (GPMT) (trừ dự án không có các công đoạn ô nhiễm). Do vậy, với việc bổ sung quy định đối tượng này bằng các công đoạn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (ONMT) như trên, tôi đề xuất chỉ nên nâng mức công suất lớn từ 1.000.000 sản phẩm /năm thành 2.500.000 sản phẩm/năm (đây là mức lớn gấp 4 lần mức làm ĐTM ở cấp tỉnh theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

b) Đối với tiêu chí: Sản xuất thiết bị điện (có một trong các công đoạn: mạ, sơn phủ, làm sạch bằng hóa chất, có sử dụng lò hàn, sản xuất linh kiện).

- Đề nghị xem xét lại việc đưa tiêu chí sản xuất linh kiện với lý do như đã nêu tại mục 6.

- Đề nghị xem xét lại việc đưa tiêu chí có sử dụng lò hàn vì trong công nghệ sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện, điện tử và thiết bị điện hầu hết đều sử dụng thiết bị lò hàn (hàn sóng, hàn đối lưu). Do đó nếu áp đối tượng có sử dụng lò hàn thì hầu hết các dự án sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện, điện tử và thiết bị điện đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

- Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 27 – Sản suất thiết bị điện gồm các mã ngành nghề: Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện (mã 271), sản xuất pin và ắc quy (mã 272), sản xuất dây và thiết bị dây dẫn (mã 273), sản xuất thiết bị điện chiếu sang (274), sản xuất đồ điện dân dụng (275) và sản xuất thiết bị điện khác (279). Do vậy, cần loại trừ sản xuất pin và ắc quy ở mục này vì đã có số thứ tự khác của Phụ lục quy định.

          - Ngoài ra, tôi đề nghị chỉ nâng mức công suất lớn từ 1.000 tấn sản phẩm/năm lên 2.500 tấn sản phẩm/năm (đây là mức lớn gấp 4 lần mức làm ĐTM ở cấp tỉnh theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

          c) Thời gian gần đây, có nhiều dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đầu tư vào Việt Nam. Các dự án sản xuất này có thể đầu tư để sản xuất một trong nhiều qui trình từ sản xuất bao gồm: đúc, nấu chảy, kéo thanh silic đơn tinh thể, đúc thỏi silic đa tinh thể từ silic tinh khiết (99,9999%) ® Cắt tấm silic ® sản xuất tế bào quang điện ® lắp ghép các tế bào quang điện thành mô đun pin năng lượng (pin năng lượng mặt trời). Trong các công đoạn trên thì công đoạn sản xuất thỏi silic đa tinh thể, thanh đơn silic tinh thể không thuộc đối tượng.

Trong hệ thống mã ngành theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg không qui định mã ngành sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, thường các địa phương áp mã 2790 (Sản xuất thiết bị điện khác). Tuy nhiên nếu dự án đầu tư chỉ sản xuất các công “đoạn đúc, nấu chảy, kéo thanh silic đơn tinh thể, đúc thỏi silic đa tinh thể từ silic tinh khiết (99,9999%) ® Cắt tấm silic” thì việc áp mã 2790 không phù hợp. Mã 2790 áp dụng phù hợp đối với công đoạn “sản xuất tế bào quang điện ® lắp ghép các tế bào quang điện thành mô đun pin năng lượng (pin năng lượng mặt trời)”.

Từ những phân tích trên, tôi đề nghị sửa lại mục 17 “Sản xuất thiết bị điện” bổ sung thêm nội dung “sản xuất thanh silic đơn tinh thể, thỏi đa tinh thể, sản xuất tấm silic, sản xuất tế bào quang điện (Solar cell), sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (Solar panel)”         

          4. Đối với quy định về diện tích đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên thực hiện ĐTM ở cấp tỉnh

          Dự thảo Nghị định đang quy định dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên có diện tích chuyển đổi từ 03 đến 50ha thì thực hiện ĐTM ở cấp tỉnh. Tôi thống nhất cần có quy định cận dưới với mức 03 ha là phù hợp. Tuy nhiên, cần cân nhắc giữ lại mức 10ha là cận trên để đồng bộ thẩm quyền. Vì nếu để 50ha sẽ có trường hợp tỉnh phê duyệt ĐTM nhưng khi làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trình Thủ tướng (thực hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì không được chuyển đổi do không phù hợp với chỉ tiêu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

          5. Về đối tượng quan trắc tại các Phụ lục         

          - Qua nghiên cứu tôi thấy đang có sự mâu thuẫn trong quy định các mức lưu lượng đối với nước thải ở Nghị định vì có nhiều mức được gọi là mức lớn (500 m3/ngày (24 giờ) và 200 m3/ngày (24 giờ))

          - Việc bổ sung đối tượng các ống khói, ống thải bụi, khí thải công nghiệp khác lưu lượng Từ 100.000 m3/giờ (tính cho tổng lưu lượng của các công trình, thiết bị cùng loại) trở lên phải quan trắc tự động là quá rộng vì nếu theo quy định này sẽ tính cho tất cả các ống thải khác (không có nguồn gốc phát sinh chất ô nhiễm).
Thu gọn
Phạm Thị Y Lanh - 03/11/2023 17:09
Góp ý
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

I. Dự thảo Tờ trình:

- Trang 5: đề nghị chỉnh sửa lỗi văn bản “khoản 4 Điều 37 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đang có quy định 04 trường hợp dự án có điều chỉnh phải thực hiện ĐTM” thành “khoản 2 Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết điểm a khoản 4 Điều 37 Luật BVMT 2020 đang có quy định 05 trường hợp dự án có điều chỉnh phải thực hiện ĐTM”.

- Trang 9:

+ Đề nghị xem xét bổ sung quy định cận dưới của diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất của vùng đệm.

+ Đề nghị chỉnh sửa “nước ngầm” thành “nước dưới đất”; về mức tối thiểu của khai thác, sử dụng tài nguyên nước đề nghị xem xét đồng thời cùng nội dung Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để tránh trường hợp mâu thuẫn/thiếu đồng bộ.

- Trang 11: đề nghị bổ sung “có thể” trước “thông qua đại diện hộ gia đình” để thống nhất nội dung tại dự thảo Nghị định.

- Trang 12: đề nghị xem xét quy định liên quan thời gian chỉnh sửa báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo ý kiến của Hội đồng thẩm định/Đoàn kiểm tra (12 tháng) đối với trường hợp Cơ sở đang hoạt động và hết hạn Giấy phép môi trường thành phần/Giấy phép môi trường trong quá trình chờ chỉnh sửa thì việc hoạt động thực tế sẽ thực hiện như thế nào (tạm dừng chờ cấp Giấy phép hay tạm thời hoạt động theo nội dung thẩm định/kiểm tra?).

- Trang 13: các nội dung liên quan cải tạo, phục hồi môi trường, hồ sơ môi trường đối với Dự án đầu tư/hoạt động khai thác khoáng sản đề nghị xem xét đồng thời cùng nội dung Luật Địa chất Khoáng sản (sửa đổi) đang xây dựng để tránh trường hợp mâu thuẫn/thiếu đồng bộ.

- Trang 14: đề nghị chỉnh sửa từ “bổ sung” bằng từ “làm rõ” tại cụm câu “quy định chỉ các dự án có phát sinh chất thải nguy hại thường xuyên …”.

- Trang 17: đối với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường đề nghị chỉnh sửa nội dung “được cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trở lên phê duyệt đề án bảo vệ môi trường” tại cụm câu liên quan “cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên” thành “cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên được cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” – đối với đối tượng có hồ sơ tương ứng trong giai đoạn Luật 2014 và bổ sung đối tượng “Cơ sở được cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trở lên phê duyệt đề án bảo vệ môi trường” – đối tượng có hồ sơ tương ứng trong giai đoạn Nghị định 21/2008/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BTNMT của Luật Bảo vệ môi trường 2005 (đề án bảo vệ môi trường do cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh phê duyệt được quy định cho đối tượng đã đi vào hoạt động khi chưa có hồ sơ môi trường tương đương quy mô ĐTM – không phân biệt thẩm quyền tỉnh/Bộ). Đề nghị nghiên cứu, xem xét cho các trường hợp Cơ sở có hồ sơ môi trường tại thời điểm cấp thuộc địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp huyện/tỉnh nhưng chuyển thành thuộc nhiều địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện/tỉnh do việc tách nhập địa giới hành chính theo chủ trương chung của Chính phủ).

II. Dự thảo Nghị định sửa đổi:

1. Điều 1:

- Khoản 1 (sửa đổi bổ sung Điều 3):

+ Bổ sung khoản 33 vào đoạn thống kê các khoản bổ sung.

+ Khoản 30: xem xét đối với đối tượng hoạt động sản xuất không có mục đích kinh doanh có lợi nhuận, thương mại.

+ Khoản 31: đề nghị làm rõ nội dung “dự án được triển khai trên đất, đất có mặt nước theo quy định của pháp luật có liên quan” (ví dụ: các dự án cải tạo, bổ sung công trình trong phạm vi đất của công trình hiện hữu, đang hoạt động như cải tạo đường giao thông, bổ sung khối nhà học trong khuôn viên trường hiện có,… có coi là “dự án được triển khai trên đất, đất có mặt nước theo quy định của pháp luật có liên quan” khi xem xét yếu tố nhạy cảm về môi trường liên quan sử dụng đất để quy đổi đối tượng thực hiện đánh giá môi trường hay không?)

+ Giai đoạn trước Luật Bảo vệ môi trường 2020, ngoài quy định về hồ sơ môi trường cho dự án đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường 2005 có Cam kết bảo vệ môi trường thẩm quyền xác nhận của huyện cho “đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất”, Luật Bảo vệ môi trường 2014 có Kế hoạch bảo vệ môi trường thẩm quyền xác nhận của Sở/huyện cho “Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” nhưng quy định về thực hiện hồ sơ môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 đều chỉ đề cập tới đối tượng Dự án đầu tư; do đó đề nghị bổ sung nội dung mô tả dự án đầu tư/không phải dự án đầu tư để làm căn cứ xem xét trách nhiệm thực hiện hồ sơ môi trường theo quy định. Đồng thời, xem xét bổ sung mô tả và quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã, đang và sẽ đi vào hoạt động không xuất phát từ quy mô Dự án đầu tư.

- Khoản 5 (sửa đổi bổ sung Điều 25): tại điểm a khoản 4 bổ sung từ “xả” trước cụm “ra ngoài môi trường”.

- Khoản 6 (sửa đổi bổ sung Điều 26):

+ Tiết thứ 2 điểm a khoản 1: bổ sung phương án đối với trường hợp cá nhân chịu tác động trực tiếp từ chối tham gia họp lấy ý kiến/có ý kiến phản hồi phiếu lấy ý kiến dẫn đến số lượng không đảm bảo ¾ tổng số.

+ Điểm b khoản 1: bổ sung phương án tham vấn bằng văn bản đối với trường hợp Dự án có cùng một Chủ dự án đầu tư và đối tượng tham vấn bằng văn bản (Dự án do UBND xã, huyện/Ban quản lý KKT, KCX, KCN/Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp làm Chủ dự án).

+ Điểm c khoản 3: bổ sung quy định thời gian có ý kiến phản hồi phiếu lấy ý kiến của đối tượng không tham gia họp lấy ý kiến để phục vụ thu phiếu, thống kê công tác tham vấn.

- Khoản 8 (sửa đổi bổ sung Điều 28):

+ Bổ sung phương án nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm (Ví dụ: giấy phép môi trường có giá trị tương đương Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại).

+ Điểm đ khoản 2: đề nghị làm rõ việc có nội dung liên quan Dự án đầu tư khai thác khoáng sản (thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường) thể hiện ở báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường.

- Khoản 9 (sửa đổi bổ sung Điều 29):

+ Khoản 2: bổ sung phương án thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp dự án đầu tư đã được xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường (đang trong quá trình triển khai xây dựng và chưa hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

+ Khoản 3: bổ sung phương án thực hiện hồ sơ về môi trường đối với trường hợp dự án đầu tư đã được cấp giấy phép môi trường có nhu cầu chia tách dự án; làm rõ thẩm quyền thẩm định hồ sơ môi trường đối với dự án đầu tư/cơ sở sau khi chia tách; bổ sung quy định thời điểm thưc hiện đăng ký môi trường đối với trường hợp cơ sở sau chia tách.

+ Điểm b, c khoản 4; khoản 6: chỉnh sửa “khoản 11 Điều này” thành “khoản 10 Điều này”.

+ Khoản 5: bổ sung phương án đối với trường hợp giấy phép môi trường hiện có của cơ sở thời hạn sử dụng còn lại ít hơn 12 tháng thời hạn chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường mới.

+ Khoản 7: làm rõ thời điểm thực hiện quan trắc chất thải của đoàn kiểm tra đối với cơ sở (trước hay sau khi thông báo kết quả kiểm tra/giám sát vận hành thử nghiệm – nếu có).

+ Khoản 9, 10: đề nghị điều chỉnh “dịch vụ công trực tuyến mức độ 4” thành "Dịch vụ công trực tuyến toàn trình" đảm bảo đồng bộ mô tả mức độ thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.

Lưu ý khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định “Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích”. Do đó, trong trường hợp đề xuất giải quyết thủ tục hành chính mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình cần xem xét, điều chỉnh phương thức, quy trình thẩm định của qua hình thức lấy ý kiến đối với hồ sơ; việc đề xuất giải quyết thủ tục hành chính mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình là không phù hợp đối với trường hợp quy trình giải quyết có hoạt động trực tiếp hội họp hay kiểm tra, khảo sát thực tế.

+ Khoản 9: đề xuất sử dụng từ “lựa chọn phương thức” thay từ “được” ở dòng đầu tiên và bỏ đoạn “Việc tiếp nhận và trả kết quả cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 quy định tại khoản này chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ dự án đầu tư”;

+ Khoản 9, 10: làm rõ việc áp dụng quy định tại các khoản này cho đối tượng “cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải”.

+ Khoản 11: chỉnh sửa “Phụ lục XI” thành “Phụ lục XIII”.

- Khoản 10 (sửa đổi bổ sung Điều 30):

+ Khoản 1, 2, 3: đề nghị điều chỉnh “dịch vụ công trực tuyến mức độ 4” thành "Dịch vụ công trực tuyến toàn trình" đảm bảo đồng bộ mô tả mức độ thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.

+ Khoản 2: làm rõ thời điểm nộp văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép môi trường (trước hay sau khi triển khai các nội dung điều chỉnh).

+ Khoản 2, 5, 10: đề nghị làm rõ thẩm quyền cấp điều chỉnh/lại giấy phép môi  trường trong trường hợp cơ sở có dự án đầu tư thay đổi tăng quy mô dẫn đến thay đổi phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường/trường hợp cơ sở đã được phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường trước Luật Bảo vệ môi trường 2020 và có dự án đầu tư thay đổi tương đương Dự án nhóm III theo quy định/trường hợp khu vực thực hiện dự án đầu tư, hoạt động của cơ sở có thay đổi theo hướng bổ sung tiêu chí nhạy cảm về môi trường hoặc điều chỉnh địa giới hành chính từ dự án đầu tư, hoạt động của cơ sở tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện thành 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

+ Chỉnh sửa do đánh số thứ tự trùng 02 khoản 11.

+ Khoản 11 (trùng lần 2): xem lại nội dung “Trường hợp phát hiện chủ dự án đầu tư, cơ sở có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định này” vì khoản 8 Điều 29 trong dự thảo Nghị định là cho nội dung khác.

+ Khoản 14:

> Khoản 2 Điều này quy định “Việc điều chỉnh giấy phép môi trường được thực hiện trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở và được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định”; Phụ lục XIII Nghị định 08 về mẫu văn bản đề nghị cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở có nội dung “(trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường)” khi đề cập tới hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị; khoản này quy định có “Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh”.

Đề nghị làm rõ trường hợp điều chỉnh giấy phép môi trường yêu cầu thành phần hồ sơ gồm báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh kèm theo văn bản đề nghị điều chỉnh/trường hợp điều chỉnh giấy phép môi trường chỉ cần văn bản đề nghị điều chỉnh. Trong trường hợp yêu cầu Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh đề nghị xem xét khối lượng thực hiện phù hợp với các nội dung điều chỉnh đơn giản, không do chủ động từ phía chủ đầu tư mà do thay đổi để cập nhật quy định của pháp luật có liên quan vào giấy phép môi trường điều chỉnh như chương trình quan trắc môi trường, lấy mẫu đánh giá trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, QCVN liên quan.

> Chỉnh sửa “Phụ lục XI và Phụ lục XII” thành “Phụ lục XIII và Phụ lục XIV”.

- Khoản 11 (sửa đổi bổ sung Điều 31):

+ Các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11: các khoản này quy định nội dung công việc liên quan vận hành thử nghiệm đối với Dự án/Chủ đầu tư dự án; đề nghị làm rõ việc áp dụng quy định tại các khoản này cho đối tượng cơ sở (nếu có).

+ Điểm b khoản 10: xem lại nội dung “Trường hợp phát hiện chủ dự án đầu tư, cơ sở có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định này” vì khoản 8 Điều 29 trong dự thảo Nghị định là cho nội dung khác.

+ Đề nghị làm rõ dự án đầu tư/cơ sở chỉ gồm các công trình xử lý chất thải không phải thực hiện vận hành thử nghiệm như quy định tại điểm a, c, d, đ, i và lượng chất thải nguy hại không ở khối lượng phải quản lý có thuộc đối tượng giấy phép môi trường hay không?

+ Đề nghị xem xét quy định liên quan việc vận hành thử nghiệm khi công suất Dự án trong giai đoạn chạy thử chưa đáp ứng mức thiết kế hoặc Cơ sở trong giai đoạn khó khăn kinh tế, hạn chế đơn hàng nên không vận hành hết công suất dây chuyền sản xuất.

- Khoản 12 (sửa đổi bổ sung Điều 32): bổ sung nội dung mô tả “Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường/ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường” để xác định đối tượng thực hiện đăng ký/miễn đăng ký môi trường.

- Khoản 13 (sửa đổi bổ sung Điều 36): bổ sung phương án cho trường hợp Dự án đầu tư đã có hồ sơ theo quy định trước Nghị định số 40/2019/NĐ-CP không cùng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường/xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường/cấp phép khai thác nhưng giảm diện tích khai thác dẫn đến thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt và không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường.

- Khoản 52 (sửa đổi bổ sung Điều 168):

+ Điểm d khoản 14: bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.

+ Điểm e khoản 14: chỉnh sửa “được cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trở lên phê duyệt đề án bảo vệ môi trường” thành “cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên được cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” – đối với đối tượng có hồ sơ tương ứng trong giai đoạn Luật 2014 và bổ sung đối tượng “Cơ sở được cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trở lên phê duyệt đề án bảo vệ môi trường”  đối với đối tượng có hồ sơ tương ứng trong giai đoạn Nghị định 21/2008/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BTNMT của Luật Bảo vệ môi trường 2005 (đề án bảo vệ môi trường do cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh phê duyệt được quy định cho đối tượng đã đi vào hoạt động khi chưa có hồ sơ môi trường tương đương quy mô ĐTM – không phân biệt thẩm quyền tỉnh/Bộ).

+ Khoản 15: bổ sung phương án về hồ sơ và thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp “các dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc các cơ sở đang hoạt động mà thuộc đối tượng miễn thủ tục môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014; bổ sung phương án đối với trường hợp đã được cấp giấy phép môi trường nhưng trong quá trình hoạt động có thay đổi về tính chất phát thải không còn thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường (ví dụ: cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường do miễn trừ đấu nối nhưng sau khi Cụm công nghiệp hoàn thiện hạ tầng thì thực hiện đấu nối, chuyển trách nhiệm xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường sang Chủ đầu tư hạ tầng/cơ sở được cấp giấy phép môi trường theo tiêu chí lượng chất thải nguy hại phát sinh nhưng có thay đổi dẫn đến giảm lượng chất thải nguy hại dưới định mức của đối tượng thực hiện giấy phép môi trường).

III. Dự thảo Phụ lục:

- Phụ lục VIb: xem xét, bổ sung yêu cầu ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo xác nhận của Chủ dự án tại mẫu phiếu.

- Phụ lục VIII: khoản 14 Điều 30 dự thảo Nghị định sửa đổi quy định “Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII” trong khi tên Phụ lục VIII tại dự thảo Phụ lục sửa đổi là “Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm” => không đề cập tới "cấp điều chỉnh, cấp lại”; đề nghị xem xét tên Phụ lục để đảm bảo đồng bộ, thống nhất áp dụng đối với điều khoản liên quan và làm rõ trường hợp điều chỉnh giấy phép môi trường phải có kèm Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh.

- Phụ lục IX:

> Khoản 14 Điều 30 dự thảo Nghị định sửa đổi quy định “báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này” trong khi tên Phụ lục IX tại dự thảo Phụ lục sửa đổi là “Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và dự án đầu tư nhóm III” => không đề cập tới “cấp điều chỉnh”; đề nghị xem xét tên Phụ lục để đảm bảo đồng bộ, thống nhất áp dụng đối với điều khoản liên quan và làm rõ trường hợp điều chỉnh giấy phép môi trường phải có kèm Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh.

> Đề nghị làm rõ việc có nội dung liên quan Dự án đầu tư khai thác khoáng sản (thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường) thể hiện ở báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường.

- Phụ lục X:

> Khoản 14 Điều 30 dự thảo Nghị định sửa đổi quy định “báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này” trong khi tên Phụ lục X tại dự thảo Phụ lục sửa đổi là “Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động” => không đề cập tới “cấp điều chỉnh”; đề nghị xem xét tên Phụ lục để đảm bảo đồng bộ, thống nhất áp dụng đối với điều khoản liên quan và làm rõ trường hợp điều chỉnh giấy phép môi trường phải có kèm Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh.

> Tại gạch đầu dòng thứ nhất mục 2 Chương V đề nghị chỉnh sửa thành “nước thải” nói chung hoặc bổ sung “,…” vì cơ sở được cấp giấy phép môi trường có thể phát sinh nước thải khác như nước thải chăn nuôi.

- Đề nghị xem xét, điều chỉnh nội dung Phụ lục XIII trong trường hợp yêu cầu chủ đầu tư đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường cũng phải có hồ sơ kèm theo dẫn đến triệt tiêu nội dung “(trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường)” khi đề cập tới hồ sơ kèm theo.

- Phụ lục XV:

+ Thống nhất tên Phụ lục và Báo cáo với đối tượng sử dụng Phụ lục quy định tại khoản 11 Điều 31 dự thảo Nghị định (khoản 11 Điều 31 dự thảo Nghị định quy định cho “dự án quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường và các dự án khác”; tên Phụ lục cho ““dự án quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường”; tên Báo cáo cho “Dự án/Cơ sở”).

+ Chỉnh sửa (2) tại phần Ghi chú từ “kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường” thành “cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

- Phụ lục XXVIII: làm rõ phương án đối với trường hợp trên 500m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000m3/ngày (24 giờ) đối với nước thải sinh hoạt.
Thu gọn
Nguyễn Thị Hải Bình - 03/11/2023 15:48
Tham gia ý kiến
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

Đối với các dự án xây dựng đường giao thông có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa 2 vụ dưới 3ha. Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định sửa đổi thì các Dự án này không thuộc đối tượng phải làm Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường,... Cụ thể căn cứ như sau:

Căn cứ vào Phụ lục II Nghị dịnh 08/2022/NĐ-CP, Dự án không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Căn cứ vào điểm a, khoản 5, điều 8 của Luật đầu tư công, Dự án thuộc dự án nhóm C (Dự án Đường ô tô, đường trong đô thị (đường cao tốc đô thị, đường phố, đường gom), đường nông thôn, bến phà) có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đến 1.500 tỷ đồng).

Căn cứ điểm đ, khoản 5, Điều 1, Nghị định số …/2023/NĐ-CP ngày …/…/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên thuộc đối tượng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Căn cứ vào STT 3, Phần I, Phụ lục IV của Nghị định số …/2023/NĐ-CP ngày …/…/2023, Dự án nhóm C có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có yếu tố nhạy cảm về môi trường thì dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư nhóm II không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, quy định tại khoản 4 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Căn cứ khoản 1, Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải khi đi vào vận hành chính thức thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. Dựa trên đặc thù của dự án đầu tư thuộc loại hình xây dựng đường giao thông, trong giai đoạn vận hành không phát sinh các chất thải phải xử lý và quản lý theo định nên Dự án không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2, Điều 32, Nghị định số …/2023/NĐ-CP ngày …/…/2023, đối tượng được miễn đăng ký môi trường là Dự án đầu tư khi đi vào vận hành không phát sinh chất thải hoặc đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

- Phát sinh thường xuyên chất thải nguy hại dưới 20kg/tháng hoặc dưới 240 kg/năm;

- Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày;

- Phát sinh nước thải dưới 5m3/ngày.đêm và phát sinh khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

Theo đó, Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký môi trường.

Như vậy, đối với các dự án xây dựng đường giao thông này sẽ không phải thực hiện lập các hồ sơ đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường thì các dự án này có phải làm các thủ tục môi trường nào khác không. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ nội dung này trong nghị định chỉnh sửa.

Trân trọng cảm ơn!
Thu gọn
Nguyễn Thị Thu Hương - 03/11/2023 15:42
Góp ý Dự thảo sửa đổi NĐ 08
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam xin gửi 1 số ý kiến góp ý trong Tệp đính kèm. 

Trân trọng!

File đính kèm:
gop-y-toyota1.doc
Thu gọn
Nguyễn Hoàng Trung - 02/11/2023 11:53
Góp ý dự thảo
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và có báo cáo đánh giá cụ thể những tác động của việc thực hiện chính sách theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã triển khai trong gần 2 năm qua, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định này cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển hiện nay.

Trong những năm gần đây, ngành sản xuất điện tử đóng góp to lớn đối với sự phát triển KTXH của Việt Nam nói chung, của các tỉnh có nhà đầu tư ở lĩnh vực này nói riêng. Việt Nam tiếp tục là địa điểm thu hút các Tập đoàn sản xuất điện tử lớn trên thế giới và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng linh kiện, thiết bị điện tử của Thế giới trong các năm tới. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ, tháo gỡ, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.

Theo dự thảo Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đối với  loại hình dự án sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, đặc thù của loại hình này về cơ bản là đầu tư vào các khu công nghiệp nên nước thải hầu hết được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp; vấn đề cần tập trung kiểm soát, đánh giá là khí thải, chất thải rắn. Do đó, việc rà soát, điều chỉnh loại hình này để giảm đối tượng phải thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và tăng cường phân quyền cho các địa phương trong giải quyết TTHC là cần thiết. 

Trong thời gian qua, việc triển khai các dự án đầu tư sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ do thủ tục hành chính về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường còn rườm rà, doanh nghiệp mất nhiều chi phí lập hồ sơ, đi lại xin cấp phép trong khi yêu cầu của các đối tác về cung ứng linh kiện đòi hỏi tiến độ nhanh, nhà máy sớm đi vào hoạt động để đáp ứng đơn hàng. 

Cụ thể về phần Phụ lục SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ PHỤ LỤC CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2022/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

Đề nghị loại bỏ số thứ tự 17 ra khỏi Phụ lục II của Nghị định hoặc nếu giữ lại thì đề nghị trừ các cơ sở nằm trong khu, cụm công nghiệp, khu công  nghệ cao, khu kinh tế đã có đầy đủ hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hoặc tăng số lượng linh kiện thuộc cột 3 Phụ lục II của dự thảo Nghị định từ 7.000.000 sản phẩm/năm lên 500.000.000 sản phẩm/năm (vì hầu hết các linh kiện là nhỏ, nên nếu quy ra quy mô công suất thì mức trên 500.000.000 sản phẩm/năm) hoặc quy đổi ra khối lượng trên 10.000 tấn/năm mới có thể coi là mức lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác đề nghị làm rõ nội hàm "làm sạch bằng hóa chất" là như thế nào: Ví dụ  thực tế có dự án chỉ gia công linh kiện, có sử dụng cồn công nghiệp để làm sạch với số lượng rất thấp thì có được tính là có công đoạn "làm sạch bằng hóa chất" hay không? Vì nếu có sẽ thuộc đối tượng thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường,...

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức, nhà khoa học và toàn thể nhân dân về việc sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, khâu trung gian, nhất là lĩnh vực cấp phép môi trường hiện nay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thu gọn
NGUYỄN ANH TUẤN - 26/10/2023 15:29
Điều chỉnh điều đối tượng miễn đăng ký môi trường
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

1. Điều chỉnh mục 5 phụ lục XVI. "Dịch vụ ăn uống có diện tích nhà hàng dưới 200 m2". Thành: "Dịch vụ ăn uống có diện tích mặt bằng xây dựng nhà hàng dưới 200 m2".

2. Điều chỉnh Điều 32. Nếu thỏa mãn một (01) trong 03 Điều khoảng thì được miễn đăng ký môi trường.
Thu gọn
Vũ Hiển - 24/10/2023 18:19
Góp ý
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:
Một số ý kiến góp ý dự thảo Nghị định được trình bày trong file đính kèm theo
File đính kèm:
gop-y-du-thao-nghi-dinh-sua-do638337682199175161.pdf
Thu gọn
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Bản đồ nước CHXHCN Việt Nam
© Cổng TTĐT Chính phủ
Trang tin Thủ tướng Chính phủ Trang tin Thủ tướng Chính phủ
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Sâm

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu
Cổng TTĐT
Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Liên hệ

Liên hệ

Sơ đồ cổng TTĐT Chính phủ

Sơ đồ
Cổng TTĐT
Chính phủ

Tải ứng dụng:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cổng TTĐT Chính phủ tại AppStore
Cổng TTĐT Chính phủ tại GoogleStore

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ' hoặc 'www.chinhphu.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.