Cổng thông tin điện tử Chính phủ
English
中文
  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Công dân
  • Doanh nghiệp
  • Kiều bào
  • Báo điện tử chính phủ
  • Văn phòng chính phủ
Nước CHXHCN
Việt Nam
Giới thiệu
Chính phủ
Thư điện tử
công vụ Chính phủ
Hà Nội 28° - 29° icon
  • Lai Châu 22° - 23° icon
  • Điện Biên 24° - 25° icon
  • Sơn La 25° - 26° icon
  • Hòa Bình 27° - 28° icon
  • Lào Cai 29° - 30° icon
  • Yên Bái 29° - 30° icon
  • Hà Giang 28° - 29° icon
  • Tuyên Quang 29° - 30° icon
  • Bắc cạn 29° - 30° icon
  • Thái Nguyên 28° - 29° icon
  • Phú Thọ 29° - 30° icon
  • Vĩnh Phúc 29° - 30° icon
  • Cao Bằng 28° - 29° icon
  • Lạng Sơn 27° - 28° icon
  • Quảng Ninh 28° - 29° icon
  • Bắc Giang 29° - 30° icon
  • Bắc Ninh 28° - 29° icon
  • Hải Phòng 27° - 28° icon
  • Hà Nội 28° - 29° icon
  • Hải Dương 28° - 29° icon
  • Hưng Yên 28° - 29° icon
  • Nam Định 28° - 29° icon
  • Hà Nam 28° - 29° icon
  • Ninh Bình 28° - 29° icon
  • Thái Bình 28° - 29° icon
  • Thanh Hóa 27° - 28° icon
  • Nghệ An 29° - 30° icon
  • Hà Tĩnh 29° - 30° icon
  • Quảng Bình 29° - 30° icon
  • Quảng Trị 27° - 28° icon
  • Huế 26° - 27° icon
  • Đà Nẵng 27° - 28° icon
  • Quảng Nam 27° - 28° icon
  • Quảng Ngãi 27° - 28° icon
  • Bình Định 29° - 30° icon
  • Phú Yên 26° - 27° icon
  • Khánh Hòa 27° - 28° icon
  • Ninh Thuận 25° - 26° icon
  • Bình Thuận 28° - 29° icon
  • Kon Tum 24° - 25° icon
  • Gia Lai 21° - 22° icon
  • Đắc Lăk 24° - 25° icon
  • Đắc Nông 24° - 25° icon
  • Lâm Đồng 17° - 18° icon
  • Bình Phước 27° - 28° icon
  • Tây Ninh 29° - 30° icon
  • Đồng Nai 28° - 29° icon
  • Bình Dương 28° - 29° icon
  • Hồ Chí Minh 27° - 28° icon
  • BR-Vũng Tàu 29° - 30° icon
  • Long An 28° - 29° icon
  • Tiền Giang 28° - 29° icon
  • Vĩnh Long 27° - 28° icon
  • Bến tre 28° - 29° icon
  • Đồng Tháp 29° - 30° icon
  • Trà Vinh 26° - 27° icon
  • An Giang 28° - 29° icon
  • Cần Thơ 27° - 28° icon
  • Hậu Giang 27° - 28° icon
  • Sóc Trăng 28° - 29° icon
  • Kiên Giang 30° - 31° icon
  • Bạc Liêu 28° - 29° icon
  • Cà Mau 28° - 29° icon

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc

SEA Games 31 - Việt Nam 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế: Những việc cần làm ngay

Giải ngân vốn đầu tư công

Chuyển đổi số

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

  • Trang chủ
  • Giới thiệu chính phủ
  • Chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ
  • Chính sách thành tựu
  • Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH và Đấu tranh thống nhất đất nước
II - NHÂN DÂN MIỀN NAM TRỰC TIẾP CHỐNG XÂM LƯỢC MỸ VÀ TAY SAI, LÀM PHÁ SẢN NHIỀU CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MỸ, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
17/08/2010
Cỡ chữ
Độ tương phản

II - NHÂN DÂN MIỀN NAM TRỰC TIẾP CHỐNG XÂM LƯỢC MỸ VÀ TAY SAI, LÀM PHÁ SẢN NHIỀU CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MỸ, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và cùng các nước dự Hội nghị Giơnevơ ký Tuyên bố cuối cùng. Đại diện Chính phủ Mỹ không ký Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ. Mỹ dựa vào đó để ngang nhiên không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định, xúc tiến kế hoạch xâm nhập miền Nam Việt Nam để thay thế thực dân Pháp, xâm chiếm miền Nam bằng chính sách thực dân mới.

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II), từ ngày 15 đến ngày 18-7-1954, đã xác định: đế quốc Mỹ là kẻ thù chính, nguy hiểm trước mắt của nhân dân Việt Nam. Đảng sớm xác định được kẻ thù mới của cách mạng và ngày càng nhận rõ âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ. Mục tiêu và hành động trước mắt của Mỹ là phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại công cuộc thống nhất nước Việt Nam, gạt Pháp ra khỏi miền Nam, phân hoá và loại trừ các giáo phái thân Pháp, xây dựng chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, ra sức xây dựng lại và nắm trọn quyền chỉ huy quân ngụy trước đó là của Pháp, tổ chức các đảng phái phản động thân Mỹ. Biện pháp chiến lược cơ bản của chúng là thực hành chính sách“tố cộng, diệt cộng”, tập trung đánh phá cách mạng miền Nam vô cùng tàn khốc.

Mỹ-Diệm huy động mọi lực lượng quân sự, an ninh, hành chính, tình báo, thông tin tuyên truyền, v.v., thực hành cuộc khủng bố, đàn áp toàn diện cả về quân sự, chính trị, tâm lý, kinh tế, v.v., cực kỳ thâm độc, tàn bạo. Chúng gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên), Chợ Được (Quảng Nam), Mỏ Cày, Bình Đại (Bến Tre), v.v...Chúng dùng quân đội mở nhiều cuộc hành quân càn quét quy mô lớn, dài ngày như các “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu” kéo dài 9 tháng (5-1956 đến 2-1957) ở 18 tỉnh miền Tây Nam Bộ, “chiến dịch Trương Tấn Bửu” trong 7 tháng (7-1956 đến 2-1957) ở 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ, v.v. để triệt phá cách mạng, tàn sát những người yêu nước, khủng bố những người kháng chiến cũ mà chúng gọi là cộng sản hoặc phần tử thân cộng sản. Mỹ-Diệm đã ban hành Luật 10/59“đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, biến cả miền Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung.

Từ tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã họp và ra Chỉ thị riêng về tình hình mới và nhiệm vụ công tác mới cho các đảng bộ miền Nam. Trong 2 năm đầu, Đảng chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, đòi củng cố hoà bình, thực hiện các quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập, dân chủ. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống khủng bố, đàn áp của ngụy quân, nguỵ quyền, chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ-ngụy, bảo vệ và xây dựng lực lượng cách mạng, căn cứ địa cách mạng, xây dựng và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời tích cực nghiên cứu, chuẩn bị tìm con đường đấu tranh thích hợp để hạn chế tổn thất, đẩy cách mạng miền Nam tiến lên.    
Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đã trải qua những năm tháng vô cùng khó khăn, ác liệt. Trước sức đánh phá của địch qua nhiều đợt “tố cộng, diệt cộng” cực kỳ tàn ác và những chiến dịch càn quét khốc liệt của quân đội ngụy tay sai, cách mạng miền Nam đã chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có. Trong tình hình đó, Đảng đã động viên được 12 triệu lượt quần chúng (1955-1958) đấu tranh chính trị dưới những hình thức khác nhau. Trước tình thế khó khăn, hiểm nghèo, đại bộ phận đồng bào miền Nam vẫn một lòng một dạ theo cách mạng, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh bất khuất chống lại cường quyền, áp bức và khủng bố tàn khốc của địch để giữ gìn lực lượng và thế đấu tranh. Một số khá đông đảng viên bị thất tán do chuyển vùng và rút vào hoạt động bí mật để chống khủng bố, vẫn hướng về Đảng và Cách mạng.

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong hơn 4 năm đấu tranh đầy hy sinh gian khổ và nghiên cứu những kiến nghị khẩn thiết của nhiều cán bộ, đảng viên cũng như của một số cấp ủy đảng, Bộ Chính trị đã dành nhiều công sức, trí tuệ chuẩn bị một giải pháp cơ bản cho cách mạng miền Nam để trình cho Ban Chấp hành Trung ương.

Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II) đã họp tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ. Hội nghị đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng, mối quan hệ giữa 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền Nam, Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông-Nam á và thế giới.

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Phương pháp cách mạng và phương pháp đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, và dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của cán bộ và đồng bào miền Nam. Nó là ngọn lửa dấy lên phong trào Đồng khởi làm xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ.

Các tin khác
  • I- MIỀN BẮC HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CHI VIỆN CHO MIỀN NAM ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ
  • 1 - Hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân (1955-1957)
  • 2 - Hoàn thành Cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa - đưa miền Bắc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  • 3 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ
  • 4 - Khôi phục kinh tế và đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ
  • 5 - Khôi phục và phát triển kinh tế, dồn sức chi viện cho miền Nam
  • 1 - Phong trào đồng khởi
  • 2- Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965)
  • 3- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết mậu thân 1968, đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968)
  • 4 - Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1969-1972) thất bại
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Bản đồ nước CHXHCN Việt Nam
© Cổng TTĐT Chính phủ
Trang tin Thủ tướng Chính phủ Trang tin Thủ tướng Chính phủ
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Sâm

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu
Cổng TTĐT
Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Liên hệ

Liên hệ

Sơ đồ cổng TTĐT Chính phủ

Sơ đồ
Cổng TTĐT
Chính phủ

Tải ứng dụng:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cổng TTĐT Chính phủ tại AppStore
Cổng TTĐT Chính phủ tại GoogleStore

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ' hoặc 'www.chinhphu.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.