CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
____________
Số:
28/2006/CT-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
Long Xuyên, ngày
29
tháng 12 năm 2006 |
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường quản lý hoạt động kinh
doanh và
sử dụng Internet công cộng trên địa bàn tỉnh
An Giang
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của các dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet có tốc độ phát triển vượt
bậc; nhất là từ khi xuất hiện Internet tốc độ cao đã góp phần đẩy nhanh việc ứng
dụng công nghệ thông tin và làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. Internet đã
đem lại nguồn thông tin to lớn phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân
tiếp thu nhiều kiến thức mới, nâng cao trình độ và ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đây là nguồn thông
tin vô cùng quan trọng và hữu ích, là động lực để phát triển kinh tế xã hội của
cả nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà Internet
mang lại, còn tồn tại không ít những mặt hạn chế, những tiêu cực cần phải được
khắc phục như: các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet và
người sử dụng còn vi phạm các quy định về cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
và trò chơi trực tuyến (trong đó số lượng học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ khá
cao); trò chơi kích động bạo lực; truy nhập các Website không lành mạnh, đồi
truỵ, lợi dụng diễn đàn dân chủ …để chống phá Đảng và Nhà nước; việc hiểu biết
và chấp hành các quy định về quản lý kinh doanh và sử dụng Internet còn nhiều
hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa
chặt chẽ.
Nhằm tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khắc phục
những mặt tiêu cực, những mặt còn hạn chế, đồng thời để tăng cường công tác quản
lý và đẩy mạnh phát triển dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân
tỉnh yêu cầu các cơ quan, đòan thể cấp tỉnh, UBND huyện, thị, thành, các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và các đại lý Internet thực hiện các cô.ng việc
sau đây:
1. Công tác thanh tra, kiểm tra:
Về quan điểm, mục đích của công tác thanh tra, kiểm
tra Internet nhằm hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, có
hiệu quả; không để việc thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà cho doanh
nghiệp trong đó bao hàm cả cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet công cộng.
Sở Bưu chính, Viễn thông phải làm tốt chức
năng đầu mối; phối hợp, thống nhất chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra
hoạt động Internet hằng năm với các sở, ban,
ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành
phố để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
Chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ
phải có sự phân cấp thống nhất giữa các cơ quan liên ngành cấp tỉnh và các cơ
quan liên ngành cấp huyện nhằm giảm bớt các cuộc thanh tra, kiểm tra và tránh sự
trùng lặp và chỉ thanh tra, kiểm tra một lần với một nội dung trong một năm cho
một doanh nghiệp. Khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có
kết luận bằng văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra.
Thanh tra, kiểm tra đột xuất chỉ tiến hành khi doanh
nghiệp, đại lý kinh doanh Internet công cộng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc
khi cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền yêu cầu và phải thực hiện theo đúng
quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Những cán bộ thanh tra, kiểm tra vi
phạm pháp luật, gây tổn thất cho doanh nghiệp phải bồi thường cho doanh nghiệp
và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Internet có trách
nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong hoạt
động kinh doanh của mình.
2. Sở Bưu chính, Viễn thông:
a) Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý và phối hợp
với các ngành chức năng liên quan quản lý các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch
vụ Internet công cộng. Chủ động đề xuất, tham mưu và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
ban hành các quy định để quản lý hoạt động Internet có hiệu quả;
b) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; xem xét các văn bản, quy định
không còn phù hợp, chưa có khả năng thực hiện gây khó khăn cho doanh nghiệp, đại
lý và người sử dụng dịch vụ Internet đề nghị các cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp;
c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành
phố thực hiện công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy
định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng Internet công cộng trên địa bàn
huyện, thị xã, thành phố; thông báo kịp thời những cơ sở kinh doanh Internet cố
ý vi phạm các qui định hiện hành cho Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố để
biết và phối hợp quản lý;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn và tập huấn cho phòng Hạ tầng
kinh tế các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố và thị xã về nghiệp vụ chuyên
môn và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra các đại lý Internet công cộng;
e) Chủ trì công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý và người
sử dụng dịch vụ Internet theo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật;
yêu cầu doanh nghiệp cắt hợp đồng đối với các đại lý Internet cố tình vi phạm
theo đúng quy định của pháp luật;
f) Kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tăng
cường tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về kinh doanh và sử
dụng dịch vụ Internet.
3. Sở Văn hoá – Thông tin:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về nội dung thông tin,
phát hành báo chí, xuất bản ấn phẩm trong hoạt động kinh doanh Internet và người
sử dụng Internet theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, triển khai thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật theo nhiệm vụ quản lý về hoạt động kinh doanh
Internet đến các phòng Văn hoá - Thông tin huyện, thị xã, thành phố;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng như Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân về những lợi ích
và những tác hại của Internet. Hướng dẫn người sử dụng Internet khai thác những
thông tin lành mạnh, mang lại những lợi ích thiết thực, đồng thời ngăn ngừa việc
khai thác, phổ biến những thông tin không lành mạnh làm ảnh huởng đến môi trường
văn hoá, thuần phong mỹ tục, an ninh chính trị và trật tự xã hội tại địa
phương;
c) Phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành
thanh tra, kiểm tra các đại lý và người sử dụng Internet theo quy định của pháp
luật;
d) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, ban hành các
quy định, đề xuất những giải pháp, tham gia xây dựng các quy định về quản lý
hoạt động cung cấp và khai thác thông tin trong việc sử dụng dịch vụ Internet,
trò chơi trực tuyến. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý hoạt động Internet theo lĩnh vực quản lý.
4. Công an tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng hướng
dẫn thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng thông tin trên
Internet;
b) Tham gia, phối hợp các cơ quan chức năng tiến
hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý và
người sử dụng Internet theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan
công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện công tác quản lý hoạt
động kinh doanh Internet tại địa phương;
c) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, đề xuất những
giải pháp, tham gia xây dựng các quy định về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet bảo đảm an toàn, an ninh và trật tự. Kiến nghị các cơ quan thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung hoàn thi�n các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động
kinh doanh và an toàn, an ninh trên Internet;
d) Tổ chức nắm tình hình phát hiện các điểm kinh
doanh Internet vi phạm các qui định về quản lý nhà nước, vi phạm pháp luật để
phối hợp các ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý theo pháp luật.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận
thức cho học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên về tầm quan trọng cũng như lợi
ích của việc ứng dụng Internet trong công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy ở
các nhà trường phổ thông các cấp và các đơn vị trực thuộc; tuyên truyền những
quy định của Nhà nước về quản lý cung cấp và sử dụng Internet;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng giáo dục, các trường
phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên về công tác quản lý học sinh
trong việc sử dụng Internet; hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng Internet phục
vụ cho học tập, nghiên cứu;
c) Tăng cường chỉ đạo các Phòng giáo dục, các trường
phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên kết hợp với gia đình, các ban
ngành, đoàn thể tại địa phương quản lý chặt chẽ việc học tập của học sinh; ngăn
chặn tình trạng học sinh bỏ học để truy nhập Internet, chơi game trực tuyến và
truy nhập Internet với những nội dung không lành mạnh; nêu rõ những điều cấm khi
sử dụng Internet.
d) Chủ động và phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể đề xuất các biện pháp quản lý việc
học tập và sử dụng Internet của học sinh có hiệu quả cao nhất, tránh những tiêu
cực có thể xảy ra.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về việc cấp và
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thuộc lĩnh vực Internet theo đúng quy định
của pháp luật;
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành
phố chỉ đạo, hướng dẫn phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị, thành thực hiện
việc cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực Internet
theo đúng quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra,
kiểm tra các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh lĩnh vực
Internet; tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng kinh doanh lĩnh vực Internet
thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.
7. UBND các huyện, thị, thành phố:
a) Tăng cường chỉ đạo các phòng, ban có liên quan
thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng Internet trên địa
bàn phụ trách.
b) Phối hợp thực hiện Chương trình, kế hoạch thanh
tra, kiểm tra định kỳ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Giáo dục - Đào tạo, các
trường phổ thông, các trung tâm giáo dục tăng cường ứng dụng Internet vào công
tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy; đồng thời cũng thường xuyên tuyên truyền,
giáo dục cán bộ, giáo viên và học sinh sử dụng Internet để khai thác những nội
dung lành mạnh, bổ ích; ngăn ngừa trường hợp truy nhập, khai thác những nội dung
không lành mạnh hoặc các trường hợp học sinh bỏ học để truy nhập Internet.
8. Các đoàn thể:
a) Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ các cấp,…tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục đến các đối tượng đoàn viên, thanh thiếu niên,
học sinh, sinh viên những lợi ích và tác hại của việc sử dụng Internet;
b) Kết hợp với các ban,
ngành, nhà trường, hội phụ huynh học sinh ở địa
phương trong công tác tuyên truyền giáo dục, quản lý nhằm ngăn chặn các học
sinh, sinh viên truy nhập Internet vào những nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng
đến việc học tập và nhiều hậu quả tiêu cực khác.
9. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Internet:
a) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền;
b) Thực hiện việc cung cấp và quản lý hoạt động khai
thác dịch vụ Internet đúng theo những quy định của Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày
23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Thông
tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14/7/2005 về quản lý đại lý
Internet và Quyết định số 24/2006/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 của UBND tỉnh về việc
ban hành quy định quản lý đại lý Internet trên địa bàn tỉnh An Giang;
c) Tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh
Internet tại các đại lý; tập huấn, hướng dẫn cho các đại lý Internet đã ký hợp
đồng đại lý với mình về các quy định quản lý đối với dịch vụ Internet, các quy
định về an toàn an ninh thông tin, các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đại lý thực
hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ vào những mục đích lành
mạnh; có trách nhiệm theo dõi phát hiện, ngăn chặn kịp thời những khách hàng có
hành vi vi phạm quy định trong khai thác và sử dụng dịch vụ Internet; hoàn thiện
quy chế quản lý đại lý Internet, thống nhất mẫu hợp đồng đại lý Internet; kiểm
tra việc chấp hành của đại lý; triển khai thiết lập các thiết bị quản lý tập
trung, cung cấp phần mềm quản lý đại lý Internet, theo quy định của Thông tư
liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT và công văn số 2520/BBCVT-VT ngày
14/12/2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư
liên tịch về quản lý đại lý Internet;
d) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động
kinh doanh dịch vụ Internet, các đại lý Internet công cộng của doanh nghiệp theo
qui định.
10. Các đại lý Internet:
a) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền;
b) Đăng ký kinh doanh và hợp đồng đại lý với doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, hoạt động khai thác dịch vụ Internet đúng quy
định của pháp luật ;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành và hướng dẫn người sử dụng
Internet chấp hành tốt việc khai thác và sử dụng Internet theo đúng những quy
định của Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14/7/2005 về
quản lý đại lý Internet và Quyết định số 24/2006/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 của UBND
tỉnh về việc ban hành quy định quản lý đại lý Internet trên địa bàn tỉnh An
Giang và nội quy sử dụng dịch vụ Internet;
d) Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật về kinh
doanh, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến để thực hiện và cung cấp
cho khách hàng khi cần thiết.
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang yêu cầu Chánh văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và các Đại lý Internet tổ chức triển khai
thực hiện đúng tinh thần nội dung Chỉ thị này./.
Nơi
nhận:
- TV.Tỉnh ủy, TT.HĐND,
TT.UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản quy
phạm pháp
luật – Bộ Tư pháp;
- Trang web Chính phủ;
- Bộ Bưu chính, Viễn thông
(để b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội
tỉnh;
- Các ban Đảng, Đoàn thể
cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp
tỉnh;
- UBND các huyện, thị,
thành;
- Các DN cung cấp DV
Internet;
- Báo AG, Đài PTTH AG;
- Lưu KT, VHXH, VT. |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Phạm Kim Yên |